Sẽ rất tốt nếu bạn có thể mang chiếc xe của mình đi bảo hành theo định kỳ, tuy nhiên nếu ta có thể nắm bắt được nhiều mẹo về sửa xe thì chi phí cho việc này sẽ giảm xuống rất nhiều. Có những thao tác rất cơ bản mà ngay cả chị xem phụ nữ cũng có thể tự mình ‘ra tay’ được mà không cần thông thạo các yếu tố kỹ thuật hay sách hướng dẫn.
THAY DẦU
Để bôi trơn và duy trì khả năng vận hành của xe thì không thể thiếu dầu nhớt, thế nhưng một số người lại xem nhẹ việc thay dầu định kì mà không biết rằng đó có thể là tác nhân làm hại đến xe của bạn.
Theo lý thuyết thì nên thay dầu nhớt mỗi 1500km/lần, nhưng điều này cũng tùy thuộc vào tần suất sử dụng xe, môi trường xung quanh hoặc gia sử như xe bị ngập nước thì cần thay dầu ngay lập tức. Một mẹo khiến cho bạn có thể lưu ý là hãy dán một tờ giấy nhỏ dưới yên xe ghi chú về số km của lần thay dầu trước đó, từ đó bạn có thể chủ động hơn trong việc này.
Để tránh ‘đụng’ phải nhớt bẩn, nhớt kém chất lượng bạn nên lựa chọn những thương hiệu lớn, những điểm bán hàng uy tín được hãng ủy nhiệm. Nếu không may thay phải nhớt dỏm thì rất hại cho máy của xe. Người tiêu dùng có thể mua nhớt từ chính đại lý phân phối rồi mang ra các tiệm sửa xe để thay, tuy nhiên bạn có thể đến các HEAD thuộc Hệ thống Honda Quốc Tiến – Hà Giang Mô Tô để có thể thay nhớt Honda chính hãng với mức giá ưu đãi.
Một mẹo khác nữa là hằng ngày khi khởi động xe, bạn hãy để cho máy nổ một vài giây trước khi vặn ga đi, việc này giúp dầu lên đủ để có thể vận hành máy trơn tru.
SĂM – LỐP
Trong thời gian sử dụng xe, bạn nên chú ý về độ mòn của lốp, tuy đây là món phụ tùng được xem là bền nhất trên xe máy nhưng vẫn cần chú ý để đảm bảo độ an toàn. Các rãnh gai trên lốp xe có chức năng ma sát tạo độ bám với mặt đường và đẩy xe tiến về phía trước. Nếu bộ phận này bị mòn có thể gây trượt đặc biệt là trên các bề mặt ướt hoặc không bảo vệ được phần săm xe bên trong, dễ bị cán đinh, nhanh xịt.
Đối với săm xe máy, chúng ta không nên sử dụng săm đã vá nhiều lần, nếu đã vá trên ba miếng thì tốt nhất bạn nên thay săm mới. Nếu tiếp tục ‘tiết kiệm’ mà sử dụng săm vá đi vá lại nhiều lần thì chi phí vá săm về sau cũng sẽ bằng với chi phí thay mới. Điều này không những không đảm bảo cho hoạt động của xe, và còn tốn công, tốn thời gian và tốn chi phí bảo dưỡng hơn.
Đối với săm và lốp thì việc ghé vào một hàng sửa xe giữa đường khi gặp sự cố rất dễ khiến cho bạn phải chịu cảnh ‘chặt chém’. Vì thế đối với người dùng đi xe có săm, bạn hãy dự trữ săm mới dưới cốp, vì so với việc chỉ trả công thay và mua săm tại chỗ sẽ dễ hơn rất nhiều. Những xe không xăm thì nên chú ý và kiểm tra thường xuyên phần lốp xe, quan sát lốp xe thường xuyên để cảm nhận được độ mòn của lốp và thay thế kịp thời. Thông thường, lốp xe được khuyến cáo nên thay sau mỗi 40000km/lần.
MÁ PHANH
Phanh là bộ phận chủ chốt để đảm bảo độ an toàn cho người điều khiển xe. Việc phanh không ăn dễ khiến cho va chạm xảy ra mặc dù cho người lái có phán đoán được tình huống khi tham gia giao thông đi chăng nữa. Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều người rất chủ quan đối với chất lượng của hệ thống phanh khi để phanh quá mòn, bóp phanh nhưng xe vẫn chạy tiếp được.
Theo thời gian sử dụng, má phanh sẽ bị mòn và điều cần làm lúc này là chúng ta nên đi siết lại má phanh chặt hơn. Tuy nhiên nếu đã siết nhưng phanh vẫn nhanh chóng lỏng lại sau đó có nghĩa là má phanh đã mòn rất đáng kể, người dùng nên đi thay mới để có thể đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Thật ra việc má phanh bị mòn thường sẽ chỉ được nhận ra qua cảm giác trải nghiệm lúc đi xe mà rất ít khi mắt thường có thể thấy được điều này. Bạn nên thay má phanh sau khi xe đi được khoảng 25000-30000km.